Môn cưỡi ngựa - Thông tin cơ bản #1

Môn cưỡi ngựa(Equestrianism) hoặc đơn giản là cưỡi ngựa (Horse Riding) hay còn gọi là mã thuật là một môn thể thao nghệ thuật được biểu diễn qua hình thức người kỵ mã ngồi trên lưng ngựa (chủ yếu là các giống ngựa thuộc dòng ngựa cưỡi) để điều khiển ngựa đi hoặc chạy theo những động tác chính xác và linh hoạt theo ý người cưỡi ngựa. Cưỡi ngựa là hoạt động có từ lâu đời, gắn với quá trình thuần hóa và sử dụng ngựa trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong chiến trận, thông qua đó các kỹ thuật cưỡi ngựa ngày càng được phát triển và hoàn thiện, nhất là kỹ thuật cưỡi ngựa thi đấu thể thao.
Ngày nay, ngoài hình thức cưỡi ngựa truyền thống của các dân tộc, cưỡi ngựa và các kỹ thuật của nó đã trở thành một môn thể thao ngày càng thông dụng và hiện tại, môn cưỡi ngựa đã là một môn thể thao thi đấu chính thức tại Thế vận hội với tư cách là bộ môn thể thao tranh tài gọi là Cưỡi ngựa nghệ thuật (Dressage). Cưỡi ngựa nghệ thuật đã là nội dung của Thế vận hội vào năm 1900, rồi trở thành môn chính thức của Thế vận hội đều đặn từ năm 1912  đến nay. Ngoài ra, các hình thức cưỡi ngựa đường trường, cưỡi ngựa giải trí, thư giãn, du lịch ngày càng được phổ biến, quảng bá rộng rãi và đem lại nhập cao, đáp ứng sở thích của con người.

Ngựa được sử dụng để chở người trên lưng thì được gọi là ngựa cưỡi. Từ lâu nay, việc cưỡi ngựa được dùng cho thời chiến tranh hay cho việc liên lạc thông tin và có lịch sử lâu đời gắn với quá trình thuần hóa ngựa. Ngày nay, các loại ngựa được lai giống để có thể phù hợp với công việc của chúng. Hoạt động cưỡi ngựa ngày càng chuyên môn hóa, bên cạnh kiểu cưỡi ngựa truyền thống của các dân tộc, vùng miền lãnh thổ thì các kỹ thuật hiện đại xuất hiện, kéo theo việc phát triển môn cưỡi ngựa thể thao cùng nhiều loại hình và lợi ích từ nó, và quá trình phổ quát hóa đã đưa nó vào bộ môn thi đấu tại Thế Vận hội như là một cuộc tranh tài đỉnh cao.
Hoạt động cưỡi ngựa của con người diễn ra từ rất sớm, ngay từ lúc con người thuần hóa ngựa dùng để cưỡi. Ngựa được xem là đã được con người thuần hóa từ vùng đồng bằng mênh mông ở Trung Á. Có những bằng chứng cụ thể chắc chắn rằng con ngựa đã được cưỡi bởi những người thời cổ trong nền văn hoá Botai thời đại đồ đồng, khoảng 3600 - 3100 TCN. Bằng chứng sớm nhất cho thấy con ngựa đầu tiên được cưỡi vào khoảng năm 3500 trước Công nguyên, nơi có những bằng chứng từ những chiếc xương sọ ngựa được tìm thấy tại Kazakhastan.

Sau khi được thuần hóa và huấn luyện, ngựa được dùng để cưỡi trong các trận chiến đấu tranh thời đó. Trong những di tích mà người ta tìm thấy được, người Ai Cập cổ đại đã biết cưỡi ngựa ở 2000 năm trước. Tuy nhiên vào thời kỳ đó họ chỉ cưỡi trơn không yên cương và chưa biết cách điều khiển con ngựa. Họ ngồi chàng hảng trên mông ngựa hoặc xệch về phía vùng lưng ngực vì vào thời kỳ đó nhiều giống ngựa chưa đủ mạnh khỏe để có thể ngồi trên lưng. Phải đến khoảng thế kỷ thứ VIII trước công nguyên, sau khi lai nhiều giống ngựa khác nhau, người ta mới có được giống ngựa đủ tốt để cưỡi và đủ linh động để sử dụng cung tên khi di chuyển.
Tại Châu Âu, nghệ thuật cưỡi ngựa đã phát triển sớm từ thời Hy Lạp Cổ đại và được thế giới biết đến qua quyển thư tịch tối cổ thư “On Horseman” ghi chép về Mã Thuật của nhà văn Xenophon (430 - 345 TCN) vốn xuất thân từ giai cấp kỵ mã của kinh thành Nhã Điển. Thế vận hội thời Hy Lạp cũng đã có môn đua xe ngựa. Đến thời kỳ Phục Hưng (Renaissance), tại Ý đã xuất hiện trào lưu xem lại những nhận định của Xenophon về Mã thuật (Equestrianism) và từ đó bắt nguồn cho nền nghệ thuật cưỡi ngựa cận đại Châu Âu. Như vậy, cưỡi ngựa, với tính cách là một bộ môn thể quý tộc xuất phát từ Châu Âu, đã tồn tại qua hàng thế kỷ trước.

Vào thế kỷ thứ 18, một người Pháp tên Francois Robinchon de la Guerinière (1688 -1751) được xem là người khởi đầu của nghệ thuật cưỡi ngựa cận đại vì ông này chuyên nghiên cứu những phương pháp huấn luyện nghệ thuật cưỡi ngựa và có tiếng trong sự nghiệp sưu tập, biên khảo những tài liệu về Mã Thuật. Sau đó, đến thứ kỷ thứ XIX thì một Mã thuật gia người Đức là Gustav Steinbrecht đã có công sáng chế những tư thế và động tác cơ bản cho nền nghệ thuật cưỡi ngựa hiện đại ở nước Đức, những phương pháp huấn luyện của ông Steinbrecht về các động tác lên yên, cưỡi ngựa, điều khiển ngựa cũng chính là nền tảng của môn “Cưỡi Ngựa Nghệ Thuật” hiện nay.
Qua quá trình vận động và phát triển môn cưỡi ngựa nghệ thuật ở châu Âu đã lan tỏa ra toàn thế giới, kéo theo sự xuất hiện của nhiều Hiệp hội về đua ngựa và cưỡi ngựa nghệ thuật. Ngày nay, Tổ chức vận hành các giải đấu Vô Địch Mã Thuật Phong cách Anh trên Thế Giới là Liên Đoàn Mã Thuật Quốc Tế (Fédération Equestre Internationale viết tắt là FEI), đặt trụ sở tại thành phố Lausanne ở Thụy Sĩ. FEI được các Hiệp Hội Mã Thuật của 8 quốc gia gồm Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Ý, Na Uy, Thủy Điển, Nhật Bản và Hoa Kỳ và được thành lập từ năm 1921. Hiện nay, FEI có 314 thành viên bao gồm các Hiệp Hội Mã Thuật của các quốc gia và khu vực.

Ngay cả hệ thống giải của Liên Đoàn Mã Thuật Quốc Tế - FEI cũng đã nói lên rằng đấy là một trò chơi sang trọng, đẳng cấp hơn là một môn thể thao thực thụ. Không có giải vô địch thế giới, nhưng có Cúp cưỡi ngựa nghệ thuật. Ngoài các cuộc thi tại Olympic, Liên quan FEI còn tổ chức riêng một đại hội là Olympic Cưỡi ngựa (Mã tài vận), cũng 4 năm tổ chức một lần. Trong khi đó, các giải đấu quốc tế của Mã Thuật Phong cách Miền Tây phần lớn đều do Liên Đoàn Mã Thuật Hoa Kỳ (United States Equestrian Federation–viết tắt là USEF) và Hiệp Hội Ngựa Quarter Mỹ (American Quarter Horse Association-viết tắt là AQHA) tổ chức và chủ yếu diễn ra trong phạm vi toàn quốc của Mỹ nhưng cũng có nhiều thành phần mở rộng.

[nguồn wikipedia]
#daycuoingua; #cuoingua; #caulacbodaycuoingua;
#cuoinguagiaitri; #cuoinguathethao; #nguavietnam;
#cuoinguaviet; #cuoinguavietnam; #horseriding; #horseridingclub;
#vietnamhorseriding; #duangua; #nguadua;   

Chào mừng từ CLB Ngựa Thánh Gióng

CLB vô cùng vinh hạnh khi nhận được sự quan tâm và tin tưởng của quý anh/chị. Với phương châm...

Tại sao chúng tôi xuất hiện?

Câu chuyện được bắt đầu từ năm 2009 - khi chúng tôi mới quay về Việt Nam và… nỗi nhớ chẳng thể...

Hướng dẫn tham gia cưỡi ngựa tại CLB

Nhằm đảm bảo việc trải nghiệm, luyện tập của các thành viên khi tham gia sinh hoạt tại CLB được hiệu quả...

Một buổi trải nghiệm tại CLB Ngựa Thánh Gióng.

(Tin tức CLB Ngựa Thánh Gióng) - Cưỡi ngựa là một môn thể thao, giải trí có kỹ thuật khó,...